(Và bí thuật của kẻ lười.)
prompt: surreal abstract of a beautiful, detailed {chủ thể muốn vẽ},{type view}, light coming out, paper cut out, light art –ar 9:16 –s 250
*{chủ thể muốn vẽ} có thể là những địa danh, nhân vật nổi tiếng, các loài động vật … Nếu bạn đặt ở chế độ fast bạn có thể dùng {liệt kê danh sách chủ thể muốn vẽ ở đây mỗi chủ thể cách nhau bằng 1 dấu phẩy} ví dụ surreal abstract of a beautiful, detailed {Goku, ironman, sipderman, cat, dog, Eiffel_Tower}, Low-Angle View, light coming out, paper cut out, light art –ar 9:16 –s 250 điều này đồng nghĩa với việc Midjourney sẽ chạy 6 prompt và tạo 24 hình. Nếu tài khoản của bạn là gói pro bạn có thể đưa vào 1 prompt và MJ sẽ chạy tối đa 40 prompt và tạo ra 160 hình cho bạn. Nhiều hình ảnh hơn đồng nghĩa với việc có cơ sở chọn được ảnh đẹp hơn.
*{type view} tham khảo phía dưới
*–ar 9:16 là tỷ lệ khung hình phù hợp với màn hình full HD dọc
*–s là mức độ “nghệ thuật” của hình ảnh tạo ra, có giá trị từ 0 đến 1000, giá trị thấp hình ảnh tạo ra sát với prompt, nhưng ít tính “nghệ thuật” hơn theo bot của Midjourney, điều đó không có nghĩa là bạn sẽ cùng quan điểm với nó. Giá trị mặc định của nó là 100 tôi khuyên bạn không nên để chỉ số này quá cao ở những lần đầu tiên chạy prompt, chỉ tăng thông số –stylize này lên khi bạn biết chắc nó như thế nào nhưng cần những phương án khác, có tính mới lạ hoặc “nghệ thuật” hơn. (Một số tranh bên dưới chúng ta sẽ không thấy rõ nét cắt giấy là do thông số này đang để cao hơn mức bình thường)
*Một số loại góc nhìn:
Wide-Angle View (Góc rộng): Sử dụng ống kính góc rộng để bao gồm một diện tích rộng trong khung hình. Điều này thường được sử dụng để tạo ra cảm giác mở rộng hoặc để bắt kịp một khung cảnh rộng lớn.
Telephoto View (Góc thu): Sử dụng ống kính telephoto để thu gần đối tượng hoặc cảnh quan, tạo ra cảm giác thu nhỏ và cô đọng.
Macro View (Góc cận cảnh): Sử dụng ống kính macro để chụp những chi tiết nhỏ của đối tượng, thường là các chấm điểm nhỏ trong cảnh quan hoặc các đối tượng nhỏ như côn trùng hoặc hoa.
Bird’s-Eye View (Góc nhìn từ trên cao): Chụp từ trên cao để tạo ra cảm giác như đang nhìn từ trên không xuống. Thường được sử dụng để thể hiện mô phỏng một cảnh quan hoặc để tạo ra hiệu ứng độc đáo.
Eye-Level View (Góc độ mắt): Góc chụp này tương ứng với độ cao của mắt của người nhiếp ảnh và tạo ra cảm giác tự nhiên và thân thiện.
Low-Angle View (Góc thấp): Đặt máy ảnh ở một góc thấp gần mặt đất hoặc đối tượng để tạo ra cảm giác mạnh mẽ hoặc sự tôn vinh cho đối tượng.
High-Angle View (Góc cao): Đặt máy ảnh ở một góc cao để nhìn xuống đối tượng hoặc cảnh quan, tạo ra cảm giác yếu đuối hoặc tầm nhìn toàn cảnh.
Close-Up View (Góc chụp cận cảnh): Tập trung vào một phần cụ thể của đối tượng hoặc cảnh quan để tạo ra sự tập trung vào chi tiết hoặc cảm xúc.
Panoramic View (Góc chụp toàn cảnh): Sử dụng nhiều hình ảnh kết hợp lại để tạo ra một hình ảnh rộng lớn, thường là cảnh quan tự nhiên hoặc thành phố.
Selective Focus View (Góc tập trung chọn lọc): Tập trung vào một phần cụ thể của đối tượng và làm nền mờ để tạo ra sự nổi bật.